Áo dài, trang phục truyền thống của phụ nữ Việt Nam, ôm sát cơ thể, có cổ cao và dài khoảng ngang gối. Nó được xẻ ra ở hông. Được phát hiện từ thời Pháp thuộc khi một phụ nữ Việt Nam tên Tường thay đổi chiếc áo tứ thân (áo dài có bốn mảnh) thành chiếc áo hai tà đầu tiên. Người Pháp gọi chiếc áo dài đó là Le Mur có nghĩa là “the wall” trong Anh ngữ. Tà áo dài được ví như dòng nước uốn lượn theo từng đường nét cơ thể thật mềm mại, thanh khiết. Vạt áo như đôi cánh làm dao động cả cảnh vật và không gian như bao hàm mùi hương của người mặc...
Năm 1970, tại hội chợ quốc tế O-sa-ka (Nhật Bản) chiếc áo dài của phụ nữ Việt nam đã đoạt huy chương vàng về y phục dân tộc. Khách quốc tế trầm trồ và ngây ngất khi ngắm nhìn những vạt áo dài lả lơi như những cánh bướm trước gió. Nó vừa kín đáo, vừa e ấp, vừa khêu gợi được những nét đẹp kiều diễm, mảnh mai của người phụ nữ Việt Nam.
Chiếc áo dài ngoài vẻ đẹp văn hoá còn có một ý nghĩa đạo lí. Người xưa dạy rằng: Hai tà áo (hai vạt) tượng trưng cho tứ thân phụ mẫu. Cái yếm che trước ngực nằm giữa những chiếc áo ngoài tượng trưng cho hình ảnh mẹ ôm ấp con vào lòng. Năm khuy cài nằm cân xứng trên năm vị trí cố định, giử cho chiếc áo ngay thẳng, kín đáo tượng trưng cho năm đạo làm người là: nhân, lễ, nghĩa, trí, tín. Khi mặc áo dài tứ thân người ta thường buộc hai vạt trước lại với nhau cho chiếc áo cân đối tượng trưng cho tình nghĩa vợ chồng chung thuỷ bên nhau.
Hoa hậu Ngô Phương Lan đẹp đằm thắm trong chiếc áo dài truyền thống
Người mẫu trẻ Như Thảo mang phong cách thiếu nữ Hà thành xưa. Trương Thị May khoe đường cong hoàn hảo trong những bộ áo dài rất đỗi nền nã, trang nhã và kín đáo
Với chừng ấy ý nghĩa có thể nói rằng tất cả những ai là người Việt đều cùng chung tâm niệm, áo dài sẽ mãi mãi gói gọn giá trị tinh thần, văn hóa theo thời gian. Thực tế đã cho thấy, dù dòng chảy thời trang có hối hải, mau mải, gấp gáp đến đâu thì áo dài vẫn son sắc với vẻ đẹp của chính mình. Và dù ngành công nghiệp dệt may có sáng tạo ra hàng ngàn những chất liệu kì thú, dù các NTK tài năng có biến hóa đến muôn kiểu khác nhau thì áo dài truyền thống vẫn mãi được tôn thờ trong lòng người dân Việt.
Ấy nhưng không hiết tự bao giờ, những chiếc áo dài cứ ngày một mỏng manh, trong suốt đển khó hiểu. Những chất liệu quen thuộc đã bị những loại vải hiện đại thế chân. Thay vì nhung, gấm, lụa, the với độ dày, dãn thích hợp và kín đáo, áo dài đang bị "bào mòn" dần dần bởi những loại vải nhẹ và thưa sợi hơn.
Áo dài mỏng "mặt mũi" ra sao, diện mạo thế nào? Tất nhiên cũng đẹp, cũng tha thướt, cũng ủy mị, nết na như thường. Nếu đi liền với sự khéo léo trong cách kết hợp chất liệu, tinh tế trong xử lý họa tiết trang trí - Hai yếu tố điều kiện cần và đủ để áo dài mỏng có thể hội tụ được hết giá trị văn hóa, thẩm mỹ và tinh thần.
Rất mỏng, rất trong và rất hở...
... Diva Hồng Nhung đã biến tấu thành công hay đã bào mòn giá trị của áo dài?
Thiếu một trong hai điều ấy, áo dài mỏng sẽ trở nên vô duyên, lạc lõng thậm chí là phản cảm và lố bịch. Chắc chắn sống trên đời, không phụ nữ nào muốn bị dính líu đến những tính từ xấu xí ấy. Nhưng lạ thay lại có một nơi mà áo dài mỏng tang xuất hiện đông như trảy hội. Đáng tiếc thay, đó lại là chốn mà người người làm văn hóa, nhà nhà làm nghệ thuật. Và nơi ấy mang tên showbiz Việt.
Này nhé, mới cách đây không lâu có cô người đẹp mang cái tên rất thuần Việt tự tin và tươi rói diện áo dài ren xanh đỏ đủ màu khoe da thịt loang loang lổ lổ dự thi hoa hậu quốc tế gì đó. "Cao cấp" hơn là hẳn một cô hoa hậu xinh đẹp nổi tiếng tưởng như "vô địch" cái showbiz Việt ồn ã cũng vì không thể kìm lòng mà dâng hiến từng cen-ti-met cơ thể cho chiếc áo dài trắng trong veo xuyên thấu.
Người đẹp Phan Thị Mơ mang áo dài ren màu mè khó hiểu đi dự thi sắc đẹp quốc tế
Hoa hậu Mai Phương Thúy từng chật vật với bộ ảnh nghệ thuật này vì vô tình "phạm húy" tới áo dài
Chiều qua, dân tình lại được phen tròn mắt "ố á" khi thấy chị nghệ sỹ nghe đồn đại rằng cực kỳ giàu có vẫn từng trưng diện những bộ trang sức kim cương đá quý hàng chục tỷ đồng diện nguyên bộ áo dài xuyên thấu đi dự sự kiện với vai trò mang tầm vóc quốc gia.
Đâu cần trang điểm cầu kỳ, bới tóc lộng lẫy, kim cương đá quý gắn khắp người như mọi khi làm gì. Chị chỉ cần đơn giản thôi, nhẹ nhàng thôi nhưng vẫn khiến từ các quan khách, rừng ống kính tác nghiệp cho đến khá giả cả nước phải "trằn trọc" vì cái khe ngực chật chội, sâu hoắm phập phồng ngay sau lớp vải voan mỏng tang ấy.
Sau những chiếc áo dài bạc tỷ, Lý Nhã Kỳ lại gây xôn xao dư luận với chiếc áo dài xuyên thấu
Đơn giản thôi, nhẹ nhàng thôi nhưng cô vẫn khán giả cả nước phải "trằn trọc" vì cái khe ngực chật chội, sâu hoắm phập phồng ngay sau lớp vải voan mỏng tang ấy
Sexy lắm, hấp dẫn lắm, khơi gợi vẻ đẹp hình thể lắm. Nhưng hẳn mấy ai đồng tình rằng những thứ ấy cái là đẹp, là cái duyên của người phụ nữ Việt? Hay chúng lại bị liệt vào danh sách những kiểu thời trang làm mai một giá trị văn hóa của dân tộc nước nhà?
Trên đây chỉ là những ví dụ điển hình chứ để kể hết xem có bao nhiêu chiếc áo dài mặc cũng như không của các người đẹp chắc chẳng xuể. Và nếu như cứ đà này mà tiến, liệu cácthế hệ tương lai như 10X, 11X gì đó sẽ có còn coi trọng nâng niu giá trị của chiếc áo dài truyền thống của phụ nữ Việt?
Thế nên, hỡi các người đẹp showbiz - Những con người hiện đại dù có sống gấp, yêu gấp và nghĩ gấp đến mấy, hãy ngừng đôi phút để lắng nghe và thấu hiểu lời thống thiết "Xin đừng mỏng hóa áo dài!" mà những nghệ nhân áo dài và cả đông đảo công chúng đã từng trăn trở suốt bao mùa mốt qua.
Ngọc Diệp khoe vóc dáng gợi cảm và cả chiếc rốn xinh đẹp trong lớp áo dài ren
Hình ảnh khó chấp nhận của người mẫu Ngọc Thúy khi diện áo dài màu trắng
Nữ diễn viên Kiều Trinh từng bị chỉ trích mạnh mẽ vì trang phục xuyên thấu phản cảm này
Chiếc áo dài biến tấu khiến người mẫu Thanh Trúc xấu đi nhiều
Ai sẽ dám ra đường với chiếc áo mỏng có mặc cũng vô tác dụng như Trúc Diễm?