Nội dung
Khi nhắc tới kỷ thuật chạy xe côn tay thì không ai không biết đến kỷ thuật phanh số (thắng số), một kỷ thuật chạy côn tay cần thiết và an toàn cho bạn. Nhưng nay đã có biker chia sẻ lên kinh nghiệm trên chiếc honda winner 150 cũng như sự khác biệt với xe PKL.

Bạn đã biết đến phanh số trên winner 150
winner 150 là dòng xe côn tay ở hạng 150 phân khối với khối động cơ DOHC mạnh mẽ.​

phanh số chia làm 2 thể loại: phanh dồn số khi gặp trường hợp khẩn cấp và phanh số từng số tại khoảng cách an toàn - êm dịu.

Khi nhắc đến kỷ thuật chạy côn tay nhiều người sẽ bị "dính lỗi" khi phanh gấp đều bóp chặt tay côn, thói quen này bắt đầu từ xe tay ga. Mọi người cũng biết, cần côn bên trái của xe côn tay sẽ là cần phanh trái (phanh sau) của xe tay ga. Do đó, thói quen này đã bị nhầm lẫn.

Nhiệm vụ của tay côn trên xe côn tay chính là tách - ghép bị li hợp các lá côn được tách - ghép nhịp nhàng theo tay côn. Nếu gặp trường hợp khẩn cấp, cần độ kéo lại của khối động cơ để phanh hỗ trợ cho bộ phanh trước - sau. Như vậy, trên xe côn tay sẽ có tới 3 hệ thống phanh, nhưng đã bóp tay côn đồng nghĩa bạn đã mất đi 1 phanh trung tâm khá là quan trọng.

Bạn đã biết đến phanh số trên winner 150
Trên Winner 150 cũng có hệ thống này, phanh số.​

Vậy phanh số như thế nào? Cùng tham khảo ý kiến của biker này nhé:

" thắng số là gì, định nghĩa này đang bị rất nhiều ae biker hiểu nhầm, nhất là những biker chạy PKN mà đang lẫn lộn với kỹ thuật chạy PKL. Bài này mình xin nói về kỹ thuật thắng bằng số thôi nhé, ko bàn các kỹ thuật khác.

+ Đầu tiên xét đến đặc điểm bộ số: xe PKL là bộ số có tỷ số truyền (TST) dài, trong khi PKN là tỷ số truyền ngắn.
- Vậy thế nào là tỷ số truyền dài và ngắn. Ở đây hãy hiểu nôm na là: với cùng 1 cấp số, cùng 1 giá trị rpm động cơ, xe nào cho vận tốc lăn bánh cao hơn gọi là TST dài, vận tốc lăn bánh thấp hơn là TST ngắn.
- Ví dụ điển hình: xe PKL (cbr 1000) vs xe PKN (winner 150), hẳn ai cũng thừa sức biết rằng: nếu như cùng cài số 1, cùng vặn lên 9000rpm tua máy, thì xe nào cho ra vận tốc lăn bánh cao hơn phải ko?? Trả lời luôn đó chính là cbr 1000

+ Tiếp tục xét cbr 1000 và winner 150, bây giờ nói về cảm nhận chạy. Nếu bạn chạy cbr 1000, ở bất kỳ cấp số nào, vận tốc nào, khi bạn hạ ga ko bóp côn, xe vẫn ko hề cho cảm giác gằn máy, chùng cái máy lại ngay như winner 150. Mà cbr 1000 sẽ giảm tốc từ từ, do đặc điểm TST dài cũng như trọng lượng nặng của nó. Còn đối với winner150, khi bạn thử chạy số 1 2 3, hạ ga ko bóp côn, bạn sẽ thấy cực kỳ khó chịu vì cái máy nó chùng xuống đột ngột, cấp số 4 5 6 sẽ bớt hiện tượng gằn khi hạ ga ko bóp côn đi 1 chút. Thành thử ra nếu KO cần phanh gấp ở số 1 2 3 trên winner, hoặc ko đang đổ đèo, thì cứ việc bóp côn lại mà hạ ga cho êm dịu (bóp côn thì bóp chặt hoặc bóp 1 nửa cũng được, nhưng nếu đang bóp 1 nửa côn thì ko có rồ ga lớn lên nhé, sẽ dễ cháy bố nồi)

+ Cuối cùng, thắng số là gì?? thắng số chứ ko phải “thắng dồn số”. Tức là dù đang chạy ở bất kỳ số nào, vận tốc nào, khi cần thắng gấp ta đều làm như sau: Hạ hết tay ga, KO bóp côn. Bóp thắng trước 70% lực, đạp thắng sau 30% lực. Bóp và đạp theo kiểu nhấp nhả, rồi nhấp nhả tiếp tục, thao tác nhanh gọn dứt khoát, ko được đè chết để tránh bị khóa thắng. Khi cảm nhận được tua máy gần sắp tắt, lúc đó mới bóp chặt côn. Và tiếp tục dùng thắng như cách trên đến khi xe dừng hẳn. Việc trả số chỉ diễn ra khi tua máy bắt đầu giảm về ngưỡng thấp.
VD cụ thể: winner150 đang 140 km/h ở số 6, cứ thử dồn về 5 4 3 liền tức khắc đi, có chuyện vui để xem :v

Lưu ý cuối cùng: Thay đổi cấp số là phải sử dụng ly hợp hết nha ae. Mấy cái bài chỉ đá số sống, trả số sống, ko đụng vô tay côn miếng nào, ai đủ can đảm cứ việc áp dụng, nhưng mình cảnh báo trước là ngày đại tu tổng thể cục máy sẽ rất nhanh tới :3. Mấy bạn có biết xe côn tự động nó cũng phải qua 1 bước tách ly hợp, mới cho phép cài số khác nhé, bất kể là lên số hay trả số

Đối với xe đua GP hay F1, các bạn thấy nó bấm số như điện, thắng dồn số như điện ấy… đó là cả 1 tinh hoa công nghệ, biết bao nhiêu chi phí vào đó, bộ đồng tốc điện tử các kiểu… bla bla. Còn với xe nhỏ mấy chục triệu hoặc kể cả motor hạng trung thì ko nên “nhầm lẫn” mình là xe GP hay F1 nhé"

Bạn đã biết đến phanh số trên winner 150
Bạn đã sử dụng kỷ thuật chạy côn tay đúng chưa?
Bạn nào chạy chưa đúng thì có thể tập cho đúng nhé, kỷ thuật này sẽ giúp bạn được an toàn cho chính bạn.


Trích nguyên văn từ biker Quốc Anh.​

(3 phiếu bầu)
Đánh giá của bạn:
Gửi đánh giá của bạn

Cùng chuyên mục
Lướt nhẹ với Exciter 150 độ dây curoa

Lướt nhẹ với Exciter 150 độ dây curoa

Exciter 150 là chiếc xe đem lại nhiều cảm hứng nhất cho anh xem chơi xe hiện nay với rất nhiều đồ chơi ngoại nhập cũng như sản xuất trong nước,các biker thể hiện cá tính của mình qua việc chọn lựa...

Xem thêm  
Đen Vàng cùng Ex150 độ đơn giản

Đen Vàng cùng Ex150 độ đơn giản

Đúng như tiêu đề, chiếc Exciter 150 dưới đây được chủ xe trang bị dàn áo Đen - Vàng đơn giản chạy chỉ với phong cách Tron Legacy cực bắt mắt. Chỉ với một vài món đồ chơi đơn giản, xe đã trể...

Xem thêm